Cách viết Email Welcome hiệu quả

Email Welcome là Email đầu tiên mà công ty gửi đến khách hàng sau khi họ đăng ký trên trang web của công ty với mong muốn nhận được các dịch vụ trên mạng, bản tin nội bộ, cập nhật thông tin doanh nghiệp hay các chương trình khuyến mãi sản phẩm…Tuy nhiên không phải công ty nào cũng có chiến lược cách viết Email Welcome cụ thể. 

Trung bình, các Email Welcome có tỉ lệ mở khá cao: khoảng 50% – vì thế Email Welcome hiệu quả hơn 86% so với Emailthông thường. Các Email Welcome giúp xác định và khơi gợi kỳ vọng của những khách hàng đăng kí nhận bản tin và khách hàng mới. Bên cạnh đó Email Welcome còn giới thiệu với khách hàng tiềm năng về sản phẩm và dịch vụ của công ty, cũng như thông báo tần suất nhận Emailsau này.

Tuy nhiên, để có những Email Welcome hiệu quả, bạn cần nỗ lực để xây dựng ấn tượng ban đầu hoàn hảo vì rất có thể sự thành công của chiến dịch marketing qua Emailcủa công ty bạn phụ thuộc vào việc Email Welcome có hấp dẫn không? Tức là mức độ yêu thích của khách hàng với Email Welcome của bạn.

Để giúp bạn hiểu rõ hơn điều gì tạo nên một Email Welcome hiệu quả, cùng Linkleads xem qua cách viết Email Welcome dưới đây:

Làm thế nào để có cách viết Email Welcome hiệu quả?

Chiến lược marketing online của hầu hết các công ty đều xoay quanh 4 chữ “giá trị đem lại”. Khách hàng giao cho bạn Email của họ để đổi lại một thứ gì đó có giá trị sử dụng. Vì thế “Email Welcome” nên được thiết kế để phục vụ cho ý tưởng cốt lõi này.

1. Xây dựng chiến lược

Email Welcome đóng một vai trò rất quan trọng đối với các một chiến dịch marketing online. Các Welcome Email thường có tỉ lệ mở rất Emailcao vì thế đây là một công cụ mà mọi công ty nên tận dụng.

Nếu công ty bạn chưa có Email Welcome thì đừng lo lắng bởi vì xây dựng một chiến lược Email Welcome không phải là chuyện một sớm một chiều. Đối với những người mới bắt đầu viết Email Welcome, hãy nghiên cứu cách làm của các công ty khác và tạo ra bộ sườn cách viết Email Welcome phù hợp với nhu cầu của công ty bạn nhất. Hoặc xem hướng dẫn cách viết Email Marketing đúng chuẩn

2. Hứa hẹn lợi ích cho khách hàng

LinkLeads khuyên bạn nên đăng ký Email của các công ty có cùng đối tượng khách hàng để nhận Email Welcome và học tập cách làm của họ. Một khi bạn tự tìm ra các điểm chuẩn để thực hiện những bước đầu tiên và hiểu các chỉ số (mở, click, chuyển đổi…), bạn có thể viết Email Welcome dựa trên các kết quả này. Bên cạnh đó, nhớ tối ưu hóa chiến lược để phù hợp với nhu cầu cụ thể của bạn.

Email Welcome nên bao gồm ebook, tặng thời gian dùng sử sản phẩm, quà tặng, mã giảm giá và các quyền lợi khác. Ví dụ: Thương hiệu đệm Eve là một minh chứng điển hình cho chiến lược đem lại giá trị cho khách hàng qua Email Welcome. Chủ đề Email vô cùng hấp dẫn: “100 ngày ngon  giấc cùng Eve”.

Cách viết Email welcome hiệu quả

Mẫu Email Welcome của Thương hiệu đệm Eve

Nội dung Email

Chủ đề: Cảm ơn bạn vì đã đăng kí nhận bản tin! Làm quen với Eve nhé!

Đệm Eve với sứ mệnh đem đến cho bạn giấc ngủ ngon hằng đêm.

Chào Lorem, đệm Eve chứa đầy bọt xốp thế hệ mới và một lớp lót đàn hồi cao giúp bạn có cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái khi ngủ. Tấm đệm sẽ được đóng gói chân không, gấp và cuộn vừa vặn vào một chiếc thùng màu vàng rồi vận chuyển đến tận nhà cho bạn.

100 đêm dùng thử tại nhà

Chúng ta dành đến 1/3 cuộc đời trên giường ngủ vì thế chiếc đệm của bạn nên là một người bạn đồng hành ăn ý. Chúng tôi gợi ý bạn trải nghiệm 100 ngày ngủ cùng Eve. Nếu trong quá trình sử dụng, bạn thấy không hài lòng với sản phẩm, hãy gọi cho Eve để chúng tôi đến lấy đệm về và hoàn trả tiền cho bạn nhé.

Chuyện chăn gối

Tại eve, chúng tôi thở, ăn và mơ về những giấc ngủ. Blog của chúng tôi chứa đầy những bài viết hữu ích về chất lượng giấc ngủ và bí quyết để có thói quen ngủ đúng giờ. Bởi vì chúng tôi tin rằng mỗi một ngày tuyệt vời bắt đầu từ đêm trước đó.

3. Xác định thời gian và tần suất gửi email

Theo nghiên cứu của một công ty chuyên cung cấp dịch vụ Email Marketing cho biết các nhà bán lẻ gửi nhiều hơn một Email Welcome tới khách hàng sẽ gia tăng lợi nhuận đến 13%. Số liệu thống kê trên MailCharts đã chỉ ra rằng các chủ shop kinh doanh online thường gửi Welcome Email trong vòng hai tuần sau khi khách hàng đăng kí tài khoản trên website. Một vài thương hiệu còn gửi Email Welcome suốt 2 tháng sau ngày đầu tiên khách hàng đăng kí. Bên cạnh cách viết Email Welcome hiệu quả, bạn cũng cần có kế hoạch gửi Emailtheo tần suất nhất định nhằm đạt được mục đích marketing của mình. 

Dưới đây là thời gian biểu gửi Email Welcome với tần suất giảm dần trong thời gian hai tháng:

·        Email 1: Ngay lập tức sau khi nhận một địa chỉ Email đăng kí.

·        Email 2: 3 ngày sau khi gửi Email đầu tiên.

·        Email 3: 8 ngày sau khi gửi Email đầu tiên.

·        Email 4: 15 ngày sau khi gửi Email đầu tiên.

·        Email 5: 30 ngày sau khi gửi Email đầu tiên.

·        Email 6: 45 ngày sau khi gửi Email đầu tiên.

·        Email 7: 60 ngày sau khi gửi Email đầu tiên.

Nếu công ty bạn sử dụng Email Marketing có chạy quảng cáo, thì hãy thêm tiêu chí phân khúc (segmentation criteria) để gửi Email nếu một người đăng ký trở thành khách hàng trong vòng 60 ngày đầu tiên.

4. Chọn ngôn ngữ một cách khôn ngoan

Trong các phần tiếp theo, bài viết này sẽ đào sâu vào các cách viết Email cụ thể để khơi gợi cảm hứng cho bạn. Tuy nhiên, khi soạn nội dung cho emal, bạn nên ghi nhớ hai điều sau:

a. Cá nhân hóa

Tiêu đề thư nên được cá nhân hóa. Ví dụ như: gọi tên khách hàng…Tỷ lệ đọc Email Welcome có thể dự đoán mức độ khách hàng tương tác với các Email sau này và số tiền họ sẽ chi để mua sản phẩm của bạn.

Một vài dòng code để cá nhân hóa Email sẽ gia tăng tỉ lệ người nhận mở, tương tác và đầu tư vào mối quan hệ lâu dài với công ty. Bạn nên chú trọng vào việc cá nhân hóa Email. Càng cá nhân hóa Email Welcome bao nhiêu thì hiệu quả càng tốt bây nhiêu.

b. Xác định kỳ vọng

Bên cạnh cá nhân hóa, Linkleads khuyên bạn đặt ra kỳ vọng rõ ràng ngay từ đầu nếu bạn dự định gửi mail cho khách hàng hằng tuần, hãy thông báo với họ. Tương tự với việc gửi mail hàng ngày, hàng tháng hay các khoảng thời gian khác nhau. Nếu khách hàng không muốn nhận Email nữa, hãy đảm bảo rằng họ có thể dễ dàng hủy đăng ký nhận tin. Nếu không, Email của bạn sẽ bị coi là spam.

Cùng Linkleads xem qua một vài Email Welcome mẫu của các công ty – B2B và B2C – để có cảm hứng nhé.

Mẫu Email Welcome của doanh nghiệp B2B: Wistia

Sau Email kích hoạt tài khoản đầu tiên, Wistia sẽ gửi cho khách hàng một Email Welcome đơn giản, sáng sủa, và hiệu quả. Email Welcome của Wistia bắt đầu với dòng chủ đề đem lại giá trị cho người nhận cụ thể là: “Bạn đã ghé qua Learning Center chưa?”.

Xem hình để hiểu hơn mẫu Email

Mẫu Email welcome hay

Mẫu Email Welcome của Wistia


Learning Center là nơi mà khách hàng có thể tìm hiểu các lời khuyên và bí quyết liên quan đến các chủ đề dạy học làm video phong phú. Learning Center được tạo ra để hỗ trợ cho dịch vụ của Wistia và cũng là phương tiện để Wistia giúp đỡ từng học viên một cách riêng tư.

Nếu bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực phần mềm, dưới đây là một số bí kíp dành cho chuỗi Email Welcome của bạn:

·        Nói về những lợi ích khi sử dụng sản phẩm.

·        Cung cấp nguồn và thủ thuật để tận dụng tối đa tính năng của sản phẩm.

·        Xây dựng uy tín, tập trung vào độ tin cậy, dễ sử dụng và tiện lợi của sản phẩm.

Mẫu Email Welcome cho doanh nghiệp B2C: Coach

Lời khuyên dành cho những người mới viết Email là: khách hàng thường không mong chờ thông tin liên quan đến chủ đề cụ thể trong Email Welcome. Khách hàng chủ yếu quan tâm đến một vài sản phẩm nhất định và muốn nhận được tin tức ra mắt sản phẩm mới, quà tặng, khuyến mãi.

Thương hiệu thời trang Coach là một ví dụ tuyệt vời về cách gây ấn tượng ban đầu hoàn hảo. Coach sử dụng dòng chủ đề đầy lạc quan “chào mừng bạn đến với dòng Email của Coach!”.

mẫu email welcome cho doanh nghiệp

Mẫu Email Welcome của Coach

Nội dung Email: 

Xin chúc mừng!

Bạn đã có tên trong danh sách đăng ký bản tin của Coach. Vì bạn đã đồng ý nhận Email của Coach, bạn sẽ được cập nhật tất cả mọi thứ xảy ra trong thế giới của Coach – từ sự trở lại gần nhất của Coach 1941 cho đến các dịch vụ, sự kiện hot và nhiều hơn nữa!!

Như Linkleads đã nói, khơi gợi kỳ vọng của khách hàng là việc rất quan trọng . Điều này giúp người nhận háo hức để được nhận những Emailtrong tương lai và đề cập đến những việc Coach đang làm tốt trong Email từ trước đến nay.

Nếu bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử, dưới đây là một số bí kíp cho bạn:

·        Kích thích khách hàng mua sản phẩm: nói về việc vì sao sản phẩm/dịch vụ của bạn tốt, chất lượng cao, hữu ích, giá cả phải chăng…

·        Giới thiệu những sản phẩm bán chạy nhất của bạn để gây sự chú ý với người tiêu dùng

·        Nếu có thể, hãy đề cập đến những chủ đề mà người tiêu dùng quan tâm – bao gồm công bằng giao dịch, địa điểm trồng và các vật liệu hữu cơ sử dụng.

·        Đính kèm mã giảm giá và tin khuyến mãi.

Hành động thôi!!

Nếu bạn không có một chiến dịch chào mừng khách hàng, đừng chần chờ nữa. Bạn có thể bắt đầu bằng việc đăng kí danh sách nhận Email của đối thủ và theo dõi chiến lược của họ, ghi chú lại những gì họ đang làm và bạn thấy thích (và không thích). Từ đó, bạn có thể vay mượn những điều tốt và cải thiện những bức Email chưa tốt.

Hãy nhớ rằng: lúc mới bắt đầu viêt Email Welcome, bạn không cần phải cho ra những Email hoàn hảo. Quan trọng nhất là tâm niệm bạn đang gửi lời chào đầu tiên và muốn xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

LinkLeads là nhà cung cấp dịch vụ Email Marketing hàng đầu Việt Nam cả về chất lượng và bề dày kinh nghệm. Phần mềm Email Marketing của LinkLeads có thể thống kê đầy đủ các chỉ số hiệu quả: tỉ lệ mở, click, unsubscribe và spam,tự động nhận diện và lọc email lỗi. Đồng thời có thể tự động hóa quy trình bán hàng và trả lời email, gửi email với template đẹp và chuyên nghiệp. Tìm hiểu thêm tại ĐÂY nhé! 

LinkLeads dịch

Nguồn: Hubspot