13 điều nên, không nên làm để có cách viết Email thành công

Email Marketing là một công cụ hữu hiệu để tiếp cận khách hàng tiềm năng và chăm sóc khách hàng tiềm năng trong suốt Hành trình khách hàng (buyer’s journey).Hãy cùng LinkLeads tận dụng những lợi ích của Email Marketing với sự trợ giúp của 13 checklist dưới đây nhằm xây dựng cách viết Email Marketing thành công nhé.

Làm sao để cải thiện chất lượng email marketing?

13 điều nên, không nên làm với email marketing_1

Lựa chọn đúng đối tượng khách hàng mục tiêu

1.    Lựa chọn đúng đối tượng khách hàng mục tiêu:

Nếu bạn có những danh sách Email với tỉ lệ quan tâm thấp thì hãy dừng việc gửi email cho họ. Mỗi lần gửi email đến một danh sách mà có tỉ lệ mở và phản hồi thấp, bạn lại mất đi những cơ hội kết nối với khách hàng tiềm năng khác và tổn hại danh tiếng tên miền của bạn.

Monaghan đã nói rằng : “Bạn là những gì bạn ăn, và cũng là những gì bạn marketing”. Hãy thử đặt mình vào địa vị một người nhận được hàng tá Email từ những thương hiệu mà bạn không thích thú. Bạn sẽ làm gì trong trường hợp này? Xóa và đánh dấu spam phải không?

Vì thế, hãy đối xử với khách hàng như cách mà bạn muốn được đối xử.  Thay vì “thả bom” hàng loạt địa chỉ email, bạn nen nhắm đúng đối tượng khách hàng mục tiêu để đạt hiệu quả cao.

2.    Đặt ra mục tiêu trước khi gửi mail

Nếu bạn không có các mục tiêu cụ thể khi gửi Email, khách hàng cũng sẽ không biết họ nhận mail của bạn để làm gì. Một khi bạn xác định được mục tiêu của mình thì bạn mới có thể gửi mail thành công và xây dựng khách hàng phù hợp.

Các mục tiêu gửi Email có thể bao gồm: thu thập thêm thông tin khách hàng để bổ sung vào cơ sở dữ liệu. Đổi lại bạn tặng họ voucher khuyến mãi mua hàng trực tuyến trên website chẳng hạn.

Tips: Bạn nên thêm vào các CTA (kêu gọi hành động) để kêu gọi khách hàng hành động cũng như các link dẫn về trang web để khách hàng mua sản phẩm.

 

13 điều nên, không nên làm với email marketing_2

Đặt ra mục tiêu trước khi gửi mail

3. Cá nhân hóa Email:

Cho đến giờ, cá nhân hóa Email Marketing vẫn là một cách viết Email quảng cáo hiệu quả. Một cuộc khảo sát từ năm 2014 đã chỉ ra rằng các Email gọi tên của người gửi trong dòng chủ đề có tỉ lệ click nhiều hơn so với những email không có.

Khi soạn thảo các Email cá nhân hóa, hãy gọi tên người nhận hoặc công ty của họ một cách trìu mến nhưng đừng quá thân mật kẻo họ sẽ thấy đường đột. Hãy kiểm tra thiết lập Email và cơ sở dữ liệu cẩn thận trước khi gửi vì sẽ rất mất lịch sự nếu bạn điền nhầm tên người nhận.

4.Gửi email từ tài khoản cá nhân.

Hãy dừng việc gửi Email tự động kiểu “vui lòng không reply lại Email”, khách hàng không thể tương tác nếu họ muốn hỏi thêm thông tin. Thay vào đó, hãy gửi mail bằng tài khoản Email cá nhân. Cách này giúp Email càng trông có vẻ cá nhân hóa và thân thiện hơn dẫn đến tỉ lệ mở Email cao hơn.

5. Thử nghiệm gửi email vào các ngày khác nhau trong tuần

Đừng gửi Email vào ngày Thứ Ba. Thứ Ba, Thứ Tư và Thứ Năm là những ngày mọi người thường gửi Email nhiều nhất nhưng cũng dễ bị bão hòa với các Email khác nhất. Nếu bạn muốn người nhận mở Email của mình, hãy gửi vào Thứ Hai và Thứ Sáu. Đừng ngại gửi Email vào cuối tuần bởi email có CTAs đạt hiệu quả cao vào thứ Bảy.

Hãy thử những khung giờ gửi Email mới giúp giảm tải Email cho khách hàng, đặc biệt là vào Thứ Ba và Thứ Năm. Bởi hầu hết các doanh nghiệp đều gửi Email vào những ngày này trong tuần.

6. Tiếp tục liên lạc với địa chỉ email mà người nhận nhập vào biểu mẫu thay vì Email mà bạn có trong cơ sở dữ liệu.

Khi ai đó điền thông tin vào biểu mẫu và cung cấp địa chỉ Email của bạn, tỉ lệ tương tác của họ thường cao hơn nhiều so với những người mà bạn chỉ có thông tin của họ trong cơ sở dữ liệu. Đó là bởi vì họ muốn nhận thông tin, tham gia sự kiện của bạn. Đây cũng là bằng chứng cho hiệu quả của phương pháp Inbound Marketing đối với những các nhà làm Email Marketing.

7. Hãy loại bỏ những người đăng ký email mà không có chút tương tác nào để tránh bị coi là “Email xám”.

Bạn có thể đang gửi rất nhiều Email spam mà không biết bởi định nghĩa spam đã thay đổi. Email xám (Greymail) là các loại email được gửi hàng loạt cho người nhận đã cung cấp thông tin của họ nhưng không hề mở mail. Tỷ lệ tương tác với email sẽ giảm mạnh nếu người nhận không mở Email đầu tiên của bạn. Vì thế nếu họ còn không thèm mở Email chào mừng thì khả năng là họ sẽ không bao giờ mở những Email tiếp theo.

Hãy dừng ngay việc gửi Email Xám, và tự hiểu những gì họ muốn nói với bạn qua hành động không mở Email. Hãy bắt đầu loại trừ những Email không có chút tương tác nào. Bằng cách này, tỉ lệ mở mail sẽ gia tăng và bạn có nhiều cơ hội để tiếp cận những khách hàng tiềm năng khác hơn.

8. Nếu mọi người hủy đăng ký, đừng lo quá.

Bạn không thể làm hài lòng tất cả mọi người vì thế những người không còn quan tâm đến nội dung Email của bạn nữa sẽ hủy đăng ký. Đối với những khách hàng này, cho dù họ không đánh dấu bạn là spam thì cũng đã xếp Email của bạn vào mục Thư rác. Có thể bạn chưa tìm ra được cách viết Email hay. 

Tuy nhiên đừng lo lắng, nếu khách hàng ngừng đăng ký, hãy cố gắng xác định nguyên nhân ẩn sâu trong đó là gì. Hãy xem xét việc loại bỏ Email của những người không quan tâm hoặc gửi ít Email hơn cho những người này.

9. Nếu mọi người ngừng mở email, hãy điều tra nhanh gọn nguyên nhân đằng sau là gì

Nếu tỉ lệ mở Email đang giảm, có nghĩa là bạn đang không đáp ứng được kỳ vọng của người nhận và bạn nên chuẩn bị cho kết quả tồi tệ hơn. Đây là dấu hiệu hàng đầu của spam và khả năng hủy đăng ký, và bạn nên ngay lập tức loại bỏ những Email đăng ký này để thể hiện cho nhà cung cấp dịch vụ Email thấy bạn có phản ứng lại với người nhận mail . Sau đó hãy thử gửi các loại Email khác nhau để xem liệu bạn có thể cải thiện tỉ lệ mở mail hay không.

10. Nếu mọi người đánh dấu bạn là spam, ngay lập tức dừng gửi email và đi tìm nguyên nhân là gì.

Nếu bạn đang bị đánh dấu là spam thì danh tiếng tên miền của bạn sẽ bị tổn hại và bạn có thể bị liệt vào danh sách đen của các nhà cung cấp dịch vụ Email. Cho dù nguyên nhân mọi người đánh dấu bạn spam là gì thì hãy ngay lập tức dừng việc gửi Email hay gửi ít đi cho đến khi bạn tìm ra giải pháp.

Nếu bạn không bị đánh dấu spam hay hủy đăng ký nhận Email, không có nghĩa là bạn đang thành công – các Email có thể đã bị chuyển vào file rác lâu rồi.

11. Nếu bạn muốn biết nhiều hơn về Email Marketing, hãy tham gia các khóa học.

Các khóa học về Email Marketing có mặt ở mọi nơi, online, offline, hội thảo cho đến các khóa học ngắn hạn. Kiến thức về lĩnh vực mà bạn đang theo đuổi không bao giờ là thừa. Qua các khóa học này bạn sẽ giúp bạn củng cố nền tảng kiến thức nếu bạn mới chập chững vào nghề. Bên cạnh đó, bạn cũng có cơ hội giao lưu với những người cùng nghành để học hỏi và mở rộng mối quan hệ.

Đọc bài: Cách viết Email Marketing đúng chuẩn​

12. Hãy thận trọng khi chủ đề Email:

Không nên viết những chủ đề Email kiểu clickbait. (Click-bait thường để chỉ những bài viết khơi gợi sự tò mò để người dùng click vào và sẽ được chuyển đến những nội dung không thực sự cung cấp nhiều thông tin cho người xem). Sử dụng tiêu đề clickbait giật tít có thể khiến tỉ lệ mở mail của bạn bị suy giảm trầm trọng. Bởi nếu mọi người nhận ra nội dung Email không liên quan đến tiêu đề, họ sẽ cảm thấy khó chịu và không muốn mở Email tiếp theo của bạn. Đây không còn là cách viết Email Marketing hiệu quả nữa. 

Để nhận được kết quả tốt nhất, hãy tùy chỉnh, cá nhân hóa các chủ đề Email và thử dùng các icon. Tips: hãy đọc thành tiếng chủ đề mà bạn định gửi. Nếu nhận được Email như vậy, bạn có muốn mở không?

13. Hãy nhớ rằng: Email Marketing vẫn đang rất hiệu quả.

Hiện nay, tỷ lệ mở Email Marketing  và tương tác với người gửi đang càng ngày càng giảm dần. Nhưng đừng lo vì Email Marketing vẫn còn rất hiệu quả. Sử dụng Email Marketing trở nên cạnh tranh hơn thôi. Vì thế, để mọi người chú ý đến Email của bạn, hãy viết ra những Email ấn tượng và hữu ích cho người nhận.

Bạn vừa đọc bài 13 điều nên và không nên làm để có cách viết Email Marketing thành công. Tìm hiểu thêm về dịch vụ Email Marketing cao cấp của LinkLeads để đưa ra lựa chọn sáng suốt nhất cho các chiến dịch Email Marketing sắp tới nhé!

 

LinkLeads dịch

Nguồn: Hubspot